Kinh tế Ba Lan trên đà khởi sắc

Once a great employer, the Gdansk Shipyard -- the cradle of Solidarity movement in 1980 -- faced serious troubles a few years later, especially due to strong Korean competition. Here's a big SLAYER graffiti just on an abandoned building, approx. 200 meters from the wall that Walesa jumped over. Photo courtesy Olgierd Rudak.

Trong khi các ngành công nghiệp truyền thống giảm sút thì các ngành sử dụng hợp đồng thuê ngoài (outsourcing), gia công từ nước ngoài (offshoring) và thầu phụ (subcontracting) lại đang nở rộ.

Trong 20 năm tới, ngành đóng tàu ở Ba Lan có lẽ chẳng còn tồn tại’, ông Krzysztof Kulczycki - một trong các chủ sở hữu của xưởng đóng tàu và kết cấu thép ngoài khơi Crist ở thành phố Gdynia phía bắc Ba Lan bên bờ biển Baltic, dự đoán. Đối mặt với cạnh tranh từ các nước miền Viễn Đông (Far East), rất nhiều xưởng đóng tàu từng là niềm tự hào của Gdynia và thành phố lân cận Gdansk đang phải chống chọi để tồn tại. Crist vẫn đang có lãi nhưng chủ yếu là nhờ công ty con (subsidiary) Crist Offshore chuyên làm tua bin gió và giàn khoan dầu (oil platforms).

Ở Gdansk, tình hình còn ảm đạm hơn thế (gloomier). Xưởng đóng tàu Lenin – biểu tượng cuộc đấu tranh của Ba Lan chống lại chủ nghĩa cộng sản và cái nôi (cradle) của Công đoàn Đoàn kết (Solidarity), công đoàn độc lập đầu tiên trong khối Soviet, đã liên tục giảm sút trong hơn hai thập kỉ qua. Nguyên nhân chính xưởng đóng tàu này vẫn tồn tại là do ý nghĩa biểu tượng của nó: không chính phủ nào muốn xưởng đóng tàu này bị phá sản trong nhiệm kỳ của mình (let it go bust on its watch). Bất cứ chỗ nào nơi đây cũng đầy tính biểu tượng lịch sử.

Từng có tới 17.000 công nhân, giờ đây xưởng đóng tàu Gdansk chỉ còn chưa tới 1.000 người. Hầu hết các tòa nhà đều trống không và bị bỏ hoang (derelict), đứng trơ trọi giữa bãi đất hoang công nghiệp ngay cạnh trung tâm thành phố đã đi vào lịch sử của Gdansk, vốn được xây dựng lại cẩn thận tới từng chi tiết (meticulously reconstructed). Năm 2007, 3/4 xưởng đóng tàu Gdansk được Sergei Taruta, ông trùm Tập đoàn thép Industrial Union of Donbas của Ukraine và cũng là thị trưởng Donetsk, thành phố phía Đông nước này mua lại. Phần còn lại vẫn thuộc sở hữu nhà nước. Ông Taruta có lẽ “đánh cược” vào việc nhà nước Ba Lan sẽ tiếp tục hỗ trợ xưởng đóng tàu vốn đang vật lộn với các món nợ, các hợp đồng công đoàn và thị trường khó khăn này. Adam Zaczeniuk, một quản lý cấp cao của xưởng, hy vọng nó có thể lần thứ tư thoát khỏi (stave off) tình trạng phá sản như ba lần trước kể từ thời hậu cộng sản.

Một số ngành hẹp (niche) liên quan tới đóng tàu vẫn hoạt động tốt ở Gdansk như Sunreef Yachts, nhà sản xuất tàu hai thân (catamaran) sang trọng với giá từ 3 triệu euro (4 triệu đôla) trở lên. Năm 2013 vừa qua là năm tốt nhất trong lịch sử 11 năm của công ty - thuộc sở hữu nhà đầu tư người Pháp Francis Lapp, khi công ty cho hạ thủy 11 chiếc thuyền buồm (yacht) tối tân hào nhoáng (sleek) được đóng trên nền xưởng Gdansk cũ. Cảng container khổng lồ (humungous) DCT Gdansk được xây dựng năm 2007 với phần lớn cổ phần thuộc về quỹ đầu tư Macquarie của Úc cũng đã làm ăn rất tốt trong năm qua. Là cảng nước sâu duy nhất ở biển Baltic, quỹ đang có kế hoạch mở rộng gấp đôi sức chứa của cảng này.

Tuy nhiên, do ngành công nghiệp chính đang suy tàn, Gdansk phải tự làm mới mình và trở thành trung tâm cho ngành công nghiệp khác tương đối mới mẻ: thuê ngoài và gia công. Ngành này bắt đầu hình thành ở Trung Âu trong thập niên 90 khi các công ty Tây Âu tìm kiếm phương án rẻ và hiệu quả hơn cho các hoạt động thuộc về lĩnh vực công nghệ thông tin và quản lý văn phòng. Tuy ngành này vẫn còn nhỏ hơn nhiều so với Ấn Độ, nơi hoạt động thuê ngoài bùng nổ, nó vẫn là một trong những ngành có tốc độ phát triển nhanh nhất trong khu vực. Ba Lan đã giành phần lớn (bag a large proportion of) trong thị trường này khi tuyển dụng số nhân công bằng ở cả Bulgaria, Croatia, Cộng hòa Czech, Hungary, Romania, Slovakia và Slovenia cộng lại, theo nghiên cứu của McKinley Global Institute. Đây là kết quả từ sự hỗ trợ của chính phủ ở cả cấp trung ương lẫn địa phương, quy mô dân số, chất lượng giáo dục và mức lương thấp hơn ở Cộng hòa Czech, Slovakia và Hungary.

Lương thấp và văn hóa làm việc cao của người lao động (cả có và không có trình độ) cũng là động lực chính thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của một ngành khác ở Ba Lan: thầu phụ cho các công ty Tây Âu, đặc biệt là Đức. Nhà máy của Volkswagen ở Poznan thuê tới 6.900 công nhân để sản xuất ra 155.000 chiếc xe một năm. Tập đoàn MAN của Đức sản xuất xe tải hạng nặng và xe bus tại 3 nhà máy ở Ba Lan và công ty thời trang Đức Hugo Boss sản xuất giày ở Radom, miền trung Ba Lan. Chủ yếu nhờ vào việc tham gia chuỗi cung ứng của Đức, xuất khẩu của Ba Lan đã nở rộ và chiếm tới 46% GDP nước này.

Tương lai u ám
Thuê ngoài và gia công hiện đang sử dụng khoảng 120.000 lao động, xấp xỉ khai thác than – ngành công nghiệp truyền thống đang lụi tàn. Kể từ khi chế độ cộng sản sụp đổ, ngành này đã co lại tới 2/3 và sẽ còn giảm nữa. Khoảng 90% điện của Ba Lan là từ than cứng (hard coal = bastard coal) hoặc than nâu (brown coal) nhưng do than Ba Lan có chất lượng cao và khá đắt, các doanh nghiệp công ích (utilities) thường mua than rẻ hơn từ nước ngoài, chủ yếu từ Nga. Trong vài năm gần đây, Ba Lan đã trở thành nước nhập siêu than, bất chấp việc hàng triệu tấn than Ba Lan đắt đỏ đang chất đống mà không bán được.

Doanh nghiệp nhà nước Kompania Weglowa (KW) ở khu vực phía nam Silesia là công ty than lớn nhất châu Âu. Với 56.000 thợ mỏ, đây là nơi sử dụng nhiều nhân công nhất của Ba Lan, chỉ sau ngành bưu chính và đường sắt, cũng là 2 doanh nghiệp nhà nước đang làm ăn bết bát. Năm ngoái, công ty này lỗ hơn 1 tỉ zloty (315 triệu đôla). Bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của các công đoàn, KW đã lên kế hoạch sa thải gần 1/3 số lao động vào năm 2020, sáp nhập và bán bớt các mỏ cũng như cắt giảm nhiều quyền lợi người lao động đang được hưởng.

Trụ sở của KW ở Katowice, một thành phố 300.000 dân ở Thượng Silesia, những năm 1990 vẫn còn 2 mỏ than hoạt động ở trung tâm thành phố. Từ năm 1994 đến 2002, hai mỏ này cùng với 2 xưởng thép đã bị đóng cửa. ‘Điều này làm tôi rất đau buồn’, thị trưởng bốn nhiệm kì Piotr Uszok - người từng làm thợ điện ở một mỏ than, nói. Tỉ lệ thất nghiệp trong thành phố lên mức cao nhất là 8,4%, tuy chưa tồi tệ như vùng lân cận Katowice với mức thất nghiệp tới 2 con số.

Katowice cũng đang chuyển dần sang thuê ngoài và gia công. Khoảng 12.000 người trong và quanh thành phố đã làm việc trong ngành này và con số được cho là sẽ lên tới 15.000 cuối năm nay. Hiện có tất cả 56 trung tâm dịch vụ cung cấp bất cứ thứ gì từ gia công IT đến chăm sóc khách hàng, nghiên cứu và phát triển (R&D). Phần lớn các trung tâm thuộc về các công ty Mỹ, còn lại chủ yếu của Ba Lan, Nga và Pháp, bị thu hút bởi nguồn tài năng tương lai (future talent pool) của Katowice với 115.000 sinh viên, cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, lương tương đối thấp và giá thuê văn phòng rẻ.

Một phần tương lai khác của Katowice bên cạnh than là văn hóa: thành phố đang chi 75 triệu euro để xây một nhà hát mới cho Dàn nhạc giao hưởng Đài phát thanh Quốc gia Ba Lan (Polish National Radio Symphony Orchestra) tại địa điểm từng là một mỏ than. Trụ sở mới cho Bảo tàng Silesia và một trung tâm hội nghị quốc tế cũng đang được thi công tại đây. Một điều tra về các thành phố lớn nhất Ba Lan do hãng tư vấn PrincewaterhouseCoopers thực hiện cho thấy ‘Katowice nhìn chung bị coi là một thành phố với nền kinh tế lạc hậu, môi trường tự nhiên bị tàn phá và chất lượng sống thấp’, nhưng trên thực tế, chất lượng cuộc sống ở Katowice còn tốt hơn ở Warsaw và Krakow về nhiều mặt.

Chúng tôi yêu Wroclaw
Wroclaw, thành phố thường được nhắc tới như hiện thân cuộc chuyển giao thành công của Ba Lan, không có vấn đề gì về hình ảnh. Mọi người đều yêu thành phố bên bờ sông Odra với 12 hòn đảo và 130 cây cầu cũng như kiến trúc Gothic và Baroque nơi đây – chứng tích của nhiều thế kỉ dưới sự cai trị của người Bohemia, Áo và Phổ. Mới đây, thành phố đã giành chiến thắng trong cuộc thi Thủ đô Văn hóa châu Âu 2016. Thủ phủ của Hạ Silesia đã vươn lên từ đống đổ nát sau Thế chiến II và sự trục xuất người Đức, những người gọi thành phố với cái tên Breslau. Trung tâm thành phố đã đi vào lịch sử được xây dựng lại và tái định cư bởi những người Ba Lan phải rời khỏi phần lãnh thổ nay thuộc về Ukraine.

Wroclaw kỳ vọng trở thành một trung tâm chuyên biệt cho R&D. Whirlpool của Mỹ (đồ gia dụng), Balluff của Đức (cảm biến) và PPG cũng của Mỹ (sơn công nghiệp, industrial coatings) đã đặt các trung tâm R&D ở đây. Sẽ có nhiều trung tâm khác nữa khi khu Pracze của EIT+ - trung tâm nghiên cứu mới, hoành tráng của Wroclaw đi vào hoạt động. EIT+ đang nỗ lực khích lệ sự sáng tạo bằng cách thúc đẩy học viện, chính quyền địa phương và các doanh nghiệp làm việc cùng nhau. Hoạt động chủ yếu nhờ vào ngân quỹ của Liên minh châu Âu, trung tâm này chuyên về công nghệ nano và công nghệ sinh học.

‘Sau năm 1989 hầu hết các cơ sở R&D công nghiệp phải đóng cửa (perish) ở Ba Lan vì các công ty nước ngoài đến đây chỉ muốn người Ba Lan làm ra sản phẩm (theo mẫu) cho họ, chứ không cần sáng tạo mẫu mới’, Jerzy Langer, nhà vật lý và là Chủ tịch Hội đồng quản trị EIT+ nói. Poland từng có thứ hạng cao về khoa học dưới chế độ cộng sản nhưng đánh mất vị trí này khi R&D không còn được chính phủ hỗ trợ. Ông Langer tin rằng Ba Lan giờ đủ khả năng tự làm ra và sáng tạo các sản phẩm thay vì chỉ sao chép công nghệ của các công ty phương Tây và làm thầu phụ cho họ. EIT+ coi vai trò của mình là thực hiện những nghiên cứu mạo hiểm hơn cho các công ty cả trong và ngoài nước. KGHM, nhà sản xuất đồng và bạc lớn thứ hai châu Âu, đã lên kế hoạch thuê EIT+ thực hiện R&D cho mình.

Wroclaw là nơi tập trung nhiều nhất các công ty hoạt động trên internet ở Ba Lan như livechatinc.com, một hệ thống chat dành cho chăm sóc khách hàng vừa mới lên thị trường chứng khoán. Một số công ty lớn hơn ở các vùng khác của Ba Lan như Pesa – hãng sản xuất đầu máy xe lửa và Solaris – nhà sản xuất xe bus và tàu điện cũng đang hoạt động tốt nhờ chú trọng mạnh mẽ vào R&D. Nước Đức sử dụng một phần ngân quỹ của Kế hoạch Marshall để xây dựng các công ty hiện đại tầm cỡ quốc tế sau Thế chiến II, Ba Lan có lẽ cũng đang thực hiện tham vọng này với ngân sách từ Liên minh châu Âu.

Đăng Duy
The Economist

Tags: poland

2 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc