So sánh các hệ thống y tế trên thế giới như nào?

Save our NHS, public health not private wealth. Photo courtesy 38 Degrees.

Trong đợt xếp hạng hệ thống y tế tại 11 nước giàu trên thế giới gần đây, Quỹ Thịnh vượng chung trụ sở ở Washington đã đánh giá Dịch vụ Y tế quốc gia Anh là hệ thống chăm sóc y tế tốt nhất thế giới. Quỹ này thường có đánh giá tích cực (give the NHS a pretty clean bill of health) đối với Dịch vụ Y tế quốc gia Anh (và cũng cho điểm cao đối với hệ thống ở các nước Thụy Sỹ, Thụy Điển và Úc). Tuy nhiên, các xếp hạng khác lại không dẫn tới kết quả tương tự. Vậy làm thế nào để so sánh các hệ thống y tế quốc gia vốn rất phức tạp với nhau?

Quỹ Thịnh vượng chung coi chất lượng, khả năng tiếp cận, giá trị tiền bỏ ra và mức độ bình đẳng là các tiêu chí hàng đầu để đánh giá hệ thống y tế ở các quốc gia. Do xếp hạng của Quỹ Thịnh vượng chung thường chú trọng đến khả năng tiếp cận và chi phí bình quân đầu người nên nước Mỹ, dù đang cố gắng mở rộng phạm vi bảo hiểm và cam kết chi một khoản tiền lớn cho dịch vụ y tế, vẫn thường đứng vị trí bét bảng xếp hạng. Tuy nhiên, xếp hạng này đã không xét đến các mặt tốt của y tế Mỹ: như các biện pháp y tế dự phòng hiệu quả hay cách tiếp cận chăm sóc lấy bệnh nhân làm trung tâm (patient-centred care) và đổi mới sáng tạo. Với môi trường ‘gần như vô hại’ (‘near zero harm') tại bệnh viện Virginia Mason ở thành phố Seattle, Mỹ xếp hạng đầu trong việc hạn chế các mối nguy hại đối với bệnh nhân – điều mà nhiều hệ thống y tế, gồm cả ở Anh đang cố gắng học tập (emulate).

Dịch vụ Y tế quốc gia Anh đạt điểm tốt ở chăm sóc y tế hiệu quả chi phí. Hàng năm, chi phí y tế bình quân đầu người của Anh là 3.405 USD, thấp hơn một nửa so với mức 8.508 USD của Mỹ. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là hệ thống này an toàn về tài chính: dự kiến cơ quan này sẽ thiếu 2 tỷ bảng Anh (3,4 tỷ USD) vào năm 2015 và Dịch vụ Y tế quốc gia Anh đang cố gắng bổ sung 20 tỷ bảng Anh từ nguồn tiết kiệm. Ngoài ra, một vài kết quả đối với các điều kiện hệ trọng đã không ủng hộ mô hình y tế Anh, khi hệ thống này kém hơn Canada, Australia và Thụy Điển trong việc điều trị ung thư, theo dữ liệu từ Trung tâm tư vấn y tế King Fund tại London. Tỷ lệ phụ nữ tử vong do ung thư vú ở Mỹ thấp hơn so với ở Anh. Tỷ lệ tử vong do đột quỵ cũng dẫn tới kết quả yếu kém cho hệ thống y tế Anh.

Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng tình với các tiêu chí đánh giá cũng như trọng số của các tiêu chí này trong xếp hạng mà Quỹ Thịnh vượng chung đưa ra. Điều tra gần đây về hiệu quả y tế của tạp chí Bloomberg đã đánh giá Hong Kong, Singapore và Nhật Bản là các nước hiệu quả nhất. Và nếu tăng trọng số cho lựa chọn của bệnh nhân (patient choice) thì kết quả xếp hạng (ranking) lại có thể xáo trộn (reshuffle). Quỹ Thịnh vượng chung chú trọng đến khả năng tiếp cận và mức độ công bằng, vì vậy sẽ đánh giá cao những hệ thống y tế làm tốt hai mặt này. Tuy nhiên, nếu thay đổi trọng số của mỗi tiêu chí thì kết quả xếp hạng cũng nhanh chóng thay đổi theo. Trong việc đánh giá các hệ thống y tế trên thế giới, kết quả luôn phụ thuộc vào các ưu tiên, tiêu chuẩn, và cả dữ liệu thô nữa.

Phương Thùy
The Economist


Tags: economics

1 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc