Vì sao Thế chiến I không phải là cuộc chiến tranh thế giới lần đầu tiên?

Tướng Wolfe hy sinh (1771), họa phẩm của Benjamin West, về trận bình nguyên Abraham. Photo: wikipedia.

Toàn thế giới hay ít nhất các bên tham chiến từ những trận đánh đầu tiên - trong thời gian này ngày càng quan tâm tới Thế chiến I (cuộc chiến cách đây đúng 1 thế kỷ). Sự kiện khơi mào cuộc chiến, từ giữa ngày 28 tháng Sáu năm 1914, khi Đại công tước (Erzherzog, Archduke) Franz Ferdinand - người thừa kế ngai vàng nước Áo-Hung bị một phần tử dân tộc chủ nghĩa người Bosnia tên là Gavrilo Princip ám sát (tại Sarajevo) và những ngày đầu tháng Tám, khi Đức tuyên chiến với Nga và Pháp, lôi kéo đồng minh nước Anh của họ tham chiến, đã cuốn hút các nhà sử học, trong khi nỗi kinh hoàng sau đó lại cuốn hút tất cả mọi người, dù theo một cách hoàn toàn khác biệt. Tuy nhiên, liệu cuộc xung đột này có đúng với tên gọi của nó?

Hiển nhiên, đây là một cuộc chiến tranh thế giới nhưng rõ ràng không phải cuộc đầu tiên. Vinh quang (laurel) này thuộc về cuộc chiến tranh đã nổ ra cách đó 160 năm, vào năm 1754, kéo dài cho tới năm 1763. Cho dù mãi tới năm 1756, cuộc chiến mới lan tới châu Âu, và vì thế cuộc xung đột này được gọi là Chiến tranh Bảy năm, nó đã thật sự diễn ra ở quy mô toàn cầu. Trừ châu Úc, chiến tranh xảy ra trên mọi châu lục, và các cường quốc độc lập trên ba châu lục này là các bên tham chiến tích cực.

Hành động khơi mào cuộc xung đột toàn cầu đầu tiên này liên quan đến một sĩ quan trẻ với cái tên có lẽ rất quen thuộc đối với nhiều độc giả. Ngày 28 tháng Năm năm 1754, một toán binh sĩ từ thuộc địa Virginia của Anh, dưới sự chỉ huy của George Washington, đụng độ với nhóm quân đội Pháp từ Tân Pháp (New France = Canada) xâm lấn (interlope) vào lãnh thổ mà Vương quốc Anh coi là của họ. Thay vì đẩy lui họ một cách hòa bình như được hướng dẫn, Washington đã giết chết nhiều người, kể cả viên sĩ quan chỉ huy. Chiến dịch ở Bắc Mỹ này tiếp diễn sau đó, với việc cả hai bên đều liên minh với thổ dân da đỏ, cho tới hai năm sau, đồng minh Phổ của Vương quốc Anh tấn công Vương quốc Saxony của Đức, lôi kéo đồng minh Áo của Saxony, và sau đó là đồng minh Pháp của Áo (và do đó là kẻ thù của Pháp và đồng minh của Phổ, Vương quốc Anh), vào cuộc xung đột. Chính chuỗi các sự kiện giống một cách kỳ lạ như năm 1914 khi đồng minh Áo của Đức tấn công nước Serbia vùng Balkan lôi kéo đồng minh Nga của Serbia, khi đó đe dọa Đức, nước sau đó tuyên chiến với cả Nga và đồng minh Pháp của Nga. Cuộc chiến toàn cầu hóa nhanh chóng. Cả Anh và Pháp tăng cường quân đội thuộc địa của họ ở Bắc Mỹ, và bắt đầu tấn công các thuộc địa của nhau ở Tây Ấn và các trạm giao dịch ở châu Phi và Ấn Độ. Tại Ấn Độ, một số tiểu quốc (princely state) mới nổi lên sau khi đế chế Mughal lụi tàn cũng đã tham gia, và Vương quốc Anh đã tiếp quản một trong số đó, Bengal. Chiến tranh lan đến Nam Mỹ khi, gần kết thúc, Tây Ban Nha tham chiến với Pháp và tấn công một trong những thuộc địa Mỹ của Bồ Đào Nha - đồng minh của Vương quốc Anh.

Cũng như Thế chiến I, cuộc xung đột này đã làm thay đổi sâu sắc (reshape) cục diện toàn cầu sau đó. Và đó là lý do vì sao thế giới ngày nay nói tiếng Anh. Cường quốc thực dân Pháp bị đại bại, và không tiến hành bất kỳ cuộc chinh phục hải ngoại nào cho tới khi tấn công Algeria vào năm 1830. Toàn bộ Bắc Mỹ phía đông dòng sông Mississippi đã thuộc về Vương quốc Anh, ngoại trừ thành phố New Orleans, thuộc về Tây Ban Nha. Và các nền móng cai trị của Anh ở Ấn Độ cũng đã được hình thành. Đối với George Washington, ông sau này lãnh đạo quân đội nổi dậy gồm các thuộc địa không còn bị Pháp bao vây (encirclement) nhưng không muốn góp phần trả tiền cho cuộc chiến đã mang lại tự do cho họ, và thất vọng với sự bảo hộ của Anh đối với các vùng đất người da đỏ khỏi sự xâm lấn (encroachment) từ những kẻ đầu cơ bất động sản thuộc địa (bao gồm cả chính Washington), đã quyết định rằng họ muốn có độc lập cho riêng mình (rather go it alone).

Sơn Phạm
The Economist

Tags: history

2 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc