Vì sao người Hồi giáo ở Ấn Độ không cực đoan?

Gurudwara Bangla Sahib, the Sikh temple. New Delhi, India. Photo courtesy Dennis Jarvis.

Ngày 3 tháng Chín, thủ lĩnh al-Qaeda Ayman al-Zawahiri qua một đoạn video đã đưa ra thông điệp ‘giương cao ngọn cờ thánh chiến’ trên toàn Nam Á. Nhiều nhà phân tích nhún vai (shrug) coi thường tuyên bố này. Al-Qaeda dường như ngày càng vô vọng từ khi Osama bin Laden bị tiêu diệt năm 2011, ảnh hưởng của chúng giờ rất hạn chế. Tổ chức khủng bố khét tiếng một thời giờ bị che mờ bởi Nhà nước Hồi giáo Syria và Iraq còn tàn bạo hơn với sự tham gia của ngày càng nhiều tay súng tình nguyện từ nhiều nước và tuyên bố sẽ sớm biến Afghanistan và Pakistan thành lãnh địa của chúng (bring under its yoke). Nhưng lí do lớn nhất cho sự hoài nghi với lời đe dọa của al-Qaeda là cả tổ chức này lẫn Nhà nước Hồi giáo sẽ chẳng được mấy ai ủng hộ trừ một nhúm người Hồi giáo ở Ấn Độ.

Người Hồi giáo ở Ấn Độ đông nhưng ôn hòa (moderate). Chiếm 15% dân số Ấn Độ với khoảng 180 triệu người – xấp xỉ cả nước Pakistan, rất đông trong số họ bất mãn (disaffected) với chính quyền. Ở Kashmir - bang duy nhất người Hồi giáo chiếm đa số, người dân oán hận (embitter) sau nhiều năm bị lực lượng an ninh Ấn Độ áp bức (heavy-handed rule) và các cuộc biểu tình phản đối thường xuyên nổ ra (erupt). Thỉnh thoảng cũng có các vụ khủng bố xảy ra ở các thành phố Ấn Độ, thường được quy trách nhiệm cho tổ chức trong nước Indian Mujahideen. Tháng Hai năm 2013, một vụ đánh bom ở Hyderabad đã giết chết 16 người. Nhưng những vụ tấn công kiểu này ngày càng ít đi và thương vong cũng giảm, có lẽ do sự hẫu thuẫn từ Pakistan đã mất dần (wane). Những vụ xung đột tôn giáo đẫm máu giữa người Hồi giáo và người Hindu cũng xảy ra, đáng chú ý nhất là vụ năm ngoái gần thành phố phía bắc Muzaffarnagar khiến 40 người thiệt mạng. Người Hồi giáo ở Ấn Độ nhìn chung có lý do để bất mãn: giáo dục, thu nhập và đại diện trên chính trường hay các công việc trong chính quyền của họ đều thua kém so với số đông người theo đạo Hindu. Vậy nhưng hầu hết người Hồi giáo ở Ấn Độ vẫn luôn ôn hòa, bao dung, cởi mở với các tôn giáo khác và lên án các xung đột tín ngưỡng. Điều này đối lập hoàn toàn với các vụ đổ máu (bloodletting) vì tôn giáo, chủ nghĩa cực đoan gia tăng và sự bảo thủ ngày càng thâm căn cố đế ở nước láng giềng Pakistan.

Điều này được lý giải bởi sự hòa quyện nhiều yếu tố. Đạo Hồi ở Nam Á có lịch sử lâu dài với hơn 1.000 năm nhưng từ lâu đã do dòng Sufi làm chủ đạo – hòa nhập chặt chẽ với người Hindu và cùng chia sẻ nhiều tập tục. Ở Pakistan, nhiều thập kỉ di dân quy mô lớn tới vùng Vịnh và mối liên hệ chính trị chặt chẽ với Saudi Arabia đã khiến các nhánh Hồi giáo Sunni hà khắc hơn trở nên phổ biến, đáng chú ý là sự lan rộng của các giáo đường (mosque) , học viện (madrassa) và tín ngưỡng Wahhabi và Deobandi. Ngược lại, nhiều người Hồi giáo Ấn Độ di cư tới vùng Vịnh từ những nơi như Kerala không tiếp nhận các dòng Hồi giáo hà khắc trên quy mô lớn. Các học viện của người Ấn dường như bị chính quyền theo dõi sát sao hơn. Một yếu tố rất quan trọng nữa là: không như Pakistan và nhiều nước có dân số theo đạo Hồi lớn khác, Ấn Độ từ lâu đã là một nền dân chủ mạnh mẽ (robust) và sống động. Hiến pháp phi tôn giáo (secular - thế tục) và tác động bầu cử (electoral clout) của một nhóm thiểu số lớn giúp người Hồi giáo ở Ấn Độ có tiếng nói trong hệ thống chính trị. Nhiều người vô cùng tự hào mình là người Ấn dù một số ít ủng hộ đội cricket Pakistan. Các chương trình phúc lợi của chính phủ nhằm hỗ trợ các nhóm người Hồi giáo ‘lạc hậu’ cũng góp phần. Tân Thủ tướng Narendra Modi - người theo chủ nghĩa dân tộc Hindu không phải tin vui với người Hồi giáo Ấn Độ nhưng cam kết coi bộ hiến pháp phi tôn giáo là ‘kinh thánh’ của ông cũng hạn chế nghi ngại. Một yếu tố cũng rất quan trọng khác là người Hồi giáo ở Ấn Độ sống rải rác (disperse) ở khắp nơi trên cả nước nhưng gần như ở đâu dù là thiểu số họ vẫn có vị thế đáng kể. Điều này thúc đẩy số đông người Hindu và người Hồi giáo chung sống hòa bình (rub along together) bởi sự cực đoan sẽ chỉ gây rối loạn (disruptive) cho tất cả mọi người.

Sự ôn hòa này rõ ràng là mối lợi (boon) và giúp ngăn ngừa xung đột tín ngưỡng (communal violence). Ngay ở vùng bất ổn Kashmir, ba năm qua cũng tương đối yên ả. Một số ít người Ấn Độ được cho là đã gia nhập Nhà nước Hồi giáo ở Trung Đông nhưng không đáng kể so với con số 180 triệu người theo đạo Hồi ở Ấn Độ (tình hình thanh niên ở Maldives theo dòng Sunni tham gia Nhà nước Hồi giáo còn đáng lo hơn). Tuy nhiên, sự ôn hòa hôm nay không đảm bảo chủ nghĩa cực đoan sẽ chẳng trỗi dậy ngày mai. Lí do nữa khiến người Hồi giáo ở Ấn Độ vẫn giữ sự ôn hòa là thu nhập và tỉ lệ biết chữ của họ vẫn còn thấp, khiến họ khá cô lập với những thế lực quốc tế như các trang web thánh chiến và tin tức về các tội ác (atrocity) chống lại người Hồi giáo ở Trung Đông – những điều khiến sự cuồng nộ lan truyền ở nơi khác. Tỉ lệ biết chữ, dân số thành thị, tài sản và khả năng tiếp cận thông tin tăng lên có thể thúc đẩy các tổ chức cực đoan trỗi dậy. Làn sóng di cư tới vùng Vịnh cũng có thể đưa các tư tưởng Hồi giáo bảo thủ trở lại cùng với nguồn tài chính cho các giáo đường và học viện Wahhabi. Tương tự, nếu bị những người nắm quyền theo chủ nghĩa dân tộc Hindu áp bức, phản kháng dữ dỗi (backlash) và sự gia tăng chủ nghĩa cực đoan là kịch bản không khó tưởng tượng. Nếu chúng ta may mắn, tham vọng của những kẻ cuồng tín (zealot) và sát nhân như al-Zawahiri sẽ thất bại nhưng duy trì sự ổn định phải là nghĩa vụ của tất cả mọi người.

Đăng Duy
The Economist


Tags: india

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc