Emotion khác feeling như nào?

-----
Học ngoại ngữ có cái thú vị là không chỉ học được các từ mới, mà học được luôn cả các khái niệm mới, mà tiếng Việt có khi chưa có. Một ví dụ là hai từ emotion và feeling trong tiếng Anh. Hai từ đó dịch ra tiếng Việt đều thành "cảm xúc". Tuy nhiên, khái niệm cảm xúc theo nghĩa "emotion" và theo nghĩa "feeling" về mặt khoa học là khác nhau!

Khái niệm "emotion" được trình bày rất hay trong một chương của cuốn sách của Gluck với tựa đề: "Learning and memory: from brain to behavior".

"Emotion", theo định nghĩa khoa học trong sách viết, gồm một bộ ba hiện tượng xảy ra đồng thời, như là một phản ứng đối với một tác động hay kích thích từ bên ngoài. Ba hiện tượng đồng thời đó là:
- Phản ứng sinh lý học (physiology), ví dụ như là nhịp tim đập nhanh lên, hàm lượng đường trong máu tăng lên, máu dồn vào một số chỗ trong cơ thể (ví dụ như là não để xử lý tình huống cho nhanh và chân tay để mà chạy hoặc tự vệ) trong khi đó một số hoạt động khác của cơ thể bị ngừng lại (ví dụ như hệ tiêu hóa hay hệ miễn dịch tạm ngừng hoạt động).
- Hành vi quan sát được (overt behavior, ví dụ như miệng cười toét ra, mặt đỏ lên, v.v.)
- Cảm xúc có ý thức (conscious feeling, ví dụ như cảm giác vui, buồn, sợ hãi, v.v.)

Như vậy thì feeling là một phần của emotion. Trong emotion ngoài feeling còn có cả phản ứng sinh lý và biểu hiện hành vi bên ngoài.

Các nghiên cứu cho thấy ba yếu tố trên tác động qua lại lẫn nhau, mỗi cái có thể kéo theo hai các khác. Bởi vậy, như người ta nói, "put on a happy face", muốn được cảm thấy vui vẻ thì hãy hay nở nủ cười. Hành vi nở nụ cười sẽ dẫn đến cảm xúc vui thực sự, dù cho đó có là nụ cười "vô cớ"!

Tags: english

1 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc