bài bình của Michael Lind,
ngày 26 tháng 1 năm 1997,
Ý tưởng cho rằng lịch sử đi theo chu kỳ thường bị các học giả nghi ngờ. Mặc dù các nhà sử học được kính nể như Arthur M. Schlesinger Jr. và David Hackett Fischer đã đưa ra những ví dụ về sự tồn tại của nhịp điệu và làn sóng trong dòng chảy của sự kiện, những lý thuyết về chu kỳ có xu hướng kết thúc trong biển Sargasso (biển duy nhất không có bờ) của ngụy khoa học, cứ thế quanh quẩn vô tận (chứ còn gì nữa?). Cuốn sách "The Fourth Turning" (tạm dịch: ''Bước ngoặt thứ Tư'') cũng không là ngoại lệ.
Đây là cuốn sách thứ ba về 'các thế hệ' Mỹ của William Strauss, Giám đốc Capitol Steps, một đoàn nghệ thuật châm biếm ở Washington, và Neil Howe, cố vấn cao cấp cho Liên minh Concord, một nhóm chuyên về cân bằng ngân sách. Nếu bạn chưa đọc hai cuốn trước đó, "Generations: The History of America’s Future” và “13th Gen” (tạm dịch: 'Các thế hệ: Lịch sử của Tương lai nước Mỹ' và 'Thế hệ thứ 13') thì Strauss và Howe cho rằng chìa khóa để hiểu biết lịch sử không chỉ của nước Mỹ mà của cả thế giới là "một đơn vị thời gian người xưa gọi là saeculum (khoảng thời gian một đời người hay đủ để thay thế một thế hệ-ND)." Các tác giả khẳng định gần như mọi cuộc khủng hoảng lớn trong lịch sử đều