Marketing Sợ hãi

shared from Long Phan,
-----
Nước tương không độc tố, hạt nêm không bột ngọt, hay nước mắm không Asen. Đấy được coi là những "chiêu" marketing dựa trên sự sợ hãi của người tiêu dùng.

Giờ đây "Marketing Sợ Hãi" được Ba Vàng nâng lên tầm đẳng cấp thực sự. Sự sợ hãi về tâm linh này lớn hơn gấp triệu lần sự sợ hãi về tiêu dùng sản phẩm hữu hình, bởi lẽ khi đó con người ta không biết bám víu vào đâu, và ngoài tầm kiểm soát của họ, nhất là trong một xã hội thừa sự bất định.

Sư thầy chùa Ba Vàng xuất thân từ giảng viên Đại học Kinh tế Quốc dân, hiện là Phó chủ tịch Hội kinh tế môi trường. Ê kíp Marketing đa kênh của thầy thật là vi diệu, và thật lòng là đáng ngưỡng mộ với tư cách của một người làm nghề marketing.

Từ việc Tạo ra sản phẩm Sợ hãi, cho đến áp dụng triệt để chiêu marketing sợ hãi bằng những hình ảnh quái đản được lan truyền đa kênh. Thầy sử dụng Live stream như một công cụ truyền thông chống lại khủng hoảng. Thầy tuyên bố "ai dám bảo là không có thần phật quỷ ma". Đấy, một chiêu gây sợ hãi nữa để chống lại các cơ quan chức năng chăng? Theo cái kiểu ai dám động vào ta?

Khoảng 1500 năm trước, khi Phật giáo Ấn độ truyền vào Tây Tạng, Phật giáo bị pha trộn với Đạo Bon đã tồn tại lâu đời tại đây và bị biến thể. Nhà sư có thể lấy vợ sinh con. Nhà sư không lo chuyện tu hành mà lo chuyện đi cúng tế, giải ma, trừ tà, reo rắc những câu chuyện thần bí mang tính mê tín dị đoan.

Đến thế kỷ thứ 10, để chống lại sự suy vọng của đạo Phật ở Tây tạng, một dòng truyền thừa phái vũ vàng (Geluk) do ngài đại sư Tsongkhapa thiết lập nhằm mục tiêu chấn hưng Phật giáo chính thống. Đây là dòng của Đức Dalai Lama bây giờ, người được coi là lãnh tụ Phật giáo thế giới, rất được Phương Tây nể trọng và tham vấn. Theo đó, người theo đạo Phật lấy lòng từ bi làm trọng, lấy luật nhân quả để giáo huấn con người hướng thiện, các sư lấy sự phổ độ chúng sinh làm mục đích để mỗi người đều có cơ hội trở thành Phật, là Phật trong tâm.

Mình mượn câu chuyện của anh bạn Hoàng Trần Hữu để minh hoạ thêm về lòng trắc ẩn và từ bi. Cách đây 2000 năm, Gia cát Khổng Minh đi qua sông Lư Thuỷ, và thấy người dân Nam Man ở đây mỗi khi gặp sóng to gió lớn, thiên tai tàn phá thì đều dâng 49 đầu người để tế thần linh, đó gọi là "Man Đầu". Động lòng trắc ẩn, đức Khổng Minh mới thay thế đầu người bằng bánh, và sau phiên âm chệch thành "Màn Thầu".

1000 - 2000 năm trước, thế giới quan đã đổi mới tư duy đến vậy, mà xứ An Nam ta giờ nhao nhao quay trở lại thời mông muội.

Dẫu biết luật nhân quả là triết lý chính của đạo Phật, nhưng ở Ba Vàng luật nhân quả bị lợi dụng, bị diễn dịch sai để trục lợi. Luật nhân quả hướng con người tới lòng từ bi. Vậy mà ở đó họ reo rắc nỗi sợ hãi vào hàng chục ngàn người bằng những luận điệu vô căn cứ. Vậy là tạo nghiệp chứ đâu có từ bi phổ độ chúng sinh. Nhân và quả có nghĩa là con người có thể thay đổi số phận của mình bằng những hành động gieo nhân hàng ngày chứ không phải là cái gì cũng đổ cho kiếp trước, cái gì cũng tại vong. Nhân quả ở đâu, từ bi ở đâu khi mang những cái chết của các anh hùng liệt sỹ, của những nạn nhân xấu số ra giải thích rằng đó là nghiệp kiếp trước. Đó không phải là luật nhân quả của đạo Phật.

Nhìn cái cách thầy đi giữa hai hàng đệ tử oai phong lẫm liệt, nhìn cái cách thu tiền to để giải vong oán của thầy, nhìn cách xây chùa to lớn hoành tráng thì cũng thể hiểu năng lực rất tốt một giảng viên đại học kinh tế. Nhưng có lẽ sẽ không thấy được sự tu hành của thầy, mà không có sự tu hành thì thầy sao có năng lực giải oán được đây?

Thôi, để học Khổng Minh 2000 năm trước, mỗi lần giải oán, người dân lại thay tiền triệu bằng 10 cái bánh bao được không thầy?

Để em thử chiêu marketing sợ hãi với thầy xem có hiệu quả không nhé. Thay vì tạo sự từ bi, tâm thanh thản cho chúng sinh, thì thầy reo sự sợ hãi, sự bất an và thiệt hại kinh tế rất lớn cho hàng chục ngàn người, nếu thầy tin vào luật nhân quả thì nghiệp thầy lớn lắm, biết đâu sau này phải xuống địa ngục đấy.

Thầy có sợ không?

Dù sao thì ở ta giờ đã có những lớp người trí thức, có những người theo Phật giáo chính thống, và thực sự hiểu biết.

Share đi cho bớt mông muội,

Tags: columnist

6 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc