Tên lửa Neptune hoạt động thế nào?

shared from fb Phương Nguyễn,
-----
Trong post dưới có nói việc Tổng tham mưu nằm trong BQP là rất có vấn đề. Sau vụ soái hạm Moskva bị bắn chìm thì ý này lại rõ ràng hơn.


Putin cho bắt 20 tướng lĩnh thuộc Bộ tổng tham mưu Nga (và cái bộ phận tối quan trọng này lại nằm trong Bộ quốc phòng Nga). Các tướng bị bắt vì tội biển thủ tiền nâng cấp hải quân Nga (tiền này thuộc quỹ chuẩn bị chiến tranh xâm lược Ukraine). Tổng quỹ khoảng 10 tỷ đô la và nhóm tướng lĩnh này được cho là đã ăn 7 rúp trên mỗi 10 rúp chi ra để nâng cấp hạm đội. (Many đô đốc Hiến trong quân đội Nga, và many tướng tá Nga trong quân đội ta chưa bị lộ.)

Chiến hạm Moskva là một trong những chiến hạm mạnh nhất thế giới. Nó là chiến hạm lớn đầu tiên bị bắn chìm kể từ Thế chiến 2 (1945). Nếu tính riêng với hải quân Nga thì nó là chiến hạm đầu tiên bị bắn chìm kể từ chiến tranh Nga Nhật (1904-1905).

Chiến hạm Moskva có hỏa lực mạnh đến mức một mình nó có thể khống chế toàn bộ phía bắc Biển Đen. Tức là, chỉ cần mình nó bơi đi bơi lại ở khu vực này là cảng Odessa của Ukraine hoàn toàn bị phong tỏa. Chưa kể căn cứ Sevatopole nằm ở phía dưới có thể bắn tên lửa phủ kín vùng biển này.

Có tin phân tích nói rằng trên tàu có chỉ điểm làm cho Ukraine. Lý do thế này.

Bắn một con tàu chiến không dễ chút nào. Biển mênh mông và... nó cong. Con tàu ở giữa biển khơi một mình, xung quanh nó là vòng tròn chân trời (do mặt biển cong), bán kính tầm 50km. Bất kỳ tên lửa hay tàu thuyền nào xuất hiện ở chân trời (đi từ ngoài vào vòng tròn này) là bị phát hiện ngay. Đó là từ phía phòng thủ.

Từ phía tấn công, biển rộng mênh mông thế, làm sao biết hôm nay con tàu đó sẽ đi vào khu vực nào để mà chuẩn bị tên lửa chống hạm đất-đối-hải (các tên lửa này là mobile, đặt trên xe tải chuyên dụng). Xác định (dự đoán) sai hải trình, là không cách gì bắn nổi. Vì bắn tàu chiến từ bờ, là phải bắn từ rất xa (hơn 100km).

Các phân tích thực tế hơn, cho rằng chẳng có gián điệp nào ở trên tàu, mà nếu có thì lộ ngay vì để đánh dấu mục tiêu thì tên gián điệp này phải có thiết bị phát sóng hoặc laser, hoặc máy định vị vệ tinh.

Thay vào đó, tình báo Mỹ dùng vệ tinh theo dõi hải trình của con Moskva cả tháng này và báo cho Ukraine. Điều ngớ ngẩn là, con tàu này hóa ra chỉ đi ra đi vào, từ cảng Sevastopole ở Crime đi ra biển rồi lại đi vào. Hải trình rất đơn giản và không thèm thay đổi.

Nó chưa bắn phát nào. Chỉ đi đi lại lại hoai vệ như ông tướng bụng phệ. Mỗi lần đi luôn có tàu hộ vệ. Hóa ra con tàu này dát chết. Nó có uy lực khủng nhưng toàn vũ khí hải-đối-hải, nhiệm vụ của nó là tiêu diệt tàu khác, kể cả tàu sân bay Mỹ nó cũng chén được. Nhưng nó không có tên lửa hành trình để bắn vào đất liền. Trên bờ mà bắn ra, là nó chịu chết không bắn lại được.

Còn con hỏa tiễn hành trình Neptune mới là sự kỳ diệu. Nó là tên lửa chống hạm phóng từ bờ ra. Trước chiến tranh các thông tin Ukraine leak ra toàn là hỏa mù. Dẫn đến Moskva (cả con tàu lẫn thủ đô) đều không để ý đến Neptune. (Còn từ hôm qua, Cục Thiết Kế Luch, nơi sản xuất Neptune đã nổi tiếng toàn cầu, dự đoán là các hợp đồng vũ khí của họ sẽ vọt lên.)

Con Neptune có thể bắn từ cách mục tiêu tới 300km (chứ không phải 100km như tin hỏa mù). Nó có thể bay thấp cách mặt nước biển chỉ 5m để né radar của địch. Cách mục tiêu khoảng 50km, tức là từ rất xa, sát bên ngoài đường chân trời, nó có radar để nhìn thấy mục tiêu. Trước khi bật máy tìm mục tiêu, con Neptune này được dẫn đường bằng vệ tinh, drone và đặc biệt là radar của trạm phóng tên lửa.

Phần điện tử của trạm phóng và của Neptune cực kỳ xuất sắc. Phần chỉ huy nó dùng sóng cao tần NVIS để tránh bị radar của đối phương phát hiện (bắn trả) và phá sóng (kể cả địch dùng vệ tinh để phá). Phần dẫn đường, con Neptune bắn theo cặp đôi, hoặc cả chùm nối đuôi nhau, tự chúng nó liên lạc với nhau ở pha cuối để báo tin cho nhau về mục tiêu (nó có radar bắt sóng phản xạ từ mục tiêu). Có khả năng cao là con Neptune đầu tiên đã bị hệ thống phòng không tầm gần CIWS của tàu Moskva đánh chặn, nhưng con thứ hai đi ngay sau đấy đã bắn trúng mục tiêu.

Để bắn con tàu khổng lồ như Moskva, lẽ ra phải bắn trúng dăm con tên lửa thì mới ăn thua. Nhưng nhà máy đóng con tàu Moskva là nhà máy của Ukraine, họ biết là bắn vào đâu, chỉ một phát, là con tàu sẽ chết. Như kiểu biết tim ở đâu, đâm một phát dao găm nhỏ, là chết.

-----

Stavka (Ставка) là mô hình chỉ huy của quân đội Nga, kế thừa từ mô hình Liên Xô. Stavka nghĩa đen là Mạc phủ (幕府: Bafuku). Tiếng Việt dịch là Bộ tổng chỉ huy, hoặc Bộ tổng tư lệnh (đôi khi thêm chữ tối cao đằng sau).

Ở VN mô hình Stavka có từ năm 1946 đến 1976, người đứng đầu Bộ tổng tư lệnh là Võ Nguyên Giáp (hàm tương đương bộ trưởng). Sau 1976, hệ thống này đã bị bãi bỏ. Tuy nhiên cơ quan trọng yếu của nó, là Bộ tổng tham mưu thì vẫn còn nhưng lại nằm trong Bộ quốc phòng (như vậy là sai cả về quản trị lẫn chính trị).

Stavka của Nga/Liên Xô quản lý quân đội Nga/Liên Xô qua bốn phương diện quân, dưới các phương diện quân là các quân khu, dưới các quân khu là mô hình sư/lữ trung tiểu đoàn như ta vẫn biết.

Điểm dở nhất của mô hình Stavka này là nếu công tác tham mưu kém, ra trận gặp các tình huống không có trong phương án tác chiến, là vỡ trận. Đây là một lý do khiến cho các tướng Nga phải ra sát tiền tuyến sau khi kế hoạch tác chiến bị vỡ; dẫn đến có tới 7 trên 20 tướng đánh Ukraine bị bắn chết (cho đến lúc này).

Độ 3,4 năm trước gì đó, không rõ vô tình hay cố ý mà trên interet lọt ra loạt ảnh Võ Nguyên Giáp và tướng tá VN đi học ở Liên Xô quãng 1964. Cách VN tiến quân vào Cam, là đúng bài bản của quân đội Liên Xô (giống Nga ở Ukraine). Ở chiến trường Cam VN chỉ có một tướng là Kim Tuấn bị phục kích và hy sinh. Tham mưu chiến trường lúc đó là siêu nhân hiếm hoi của quân đội VN là Lê Trọng Tấn.

6 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc