Sơn Tùng và hiệu ứng liên quan đến tự tử

Chàng ca sĩ nổi tiếng của tuổi teen đã đăng lời xin lỗi sau ồn ào về clip mới đây:

"Sau khi phát hành, Tùng cũng đã nhận được rất nhiều những ý kiến trái chiều. Nhân đây Tùng thật lòng muốn gửi một lời xin lỗi chân thành đến tất cả những ai đã có những cảm giác không thoải mái sau khi xem MV này. Đây thực sự không phải là những gì mà Tùng hay công ty mong muốn. Tùng luôn hiểu được vị trí và sức ảnh hưởng của mình đối với các bạn trẻ. Tùng luôn mong muốn mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho xã hội cũng như cho quê hương đất nước Việt Nam của mình"

Mình xem clip vì sự tò mò và không có gì khiến cảm thấy "không thoải mái". Nhưng nó thực sự đã khiến khá nhiều người không thoải mái. Về nội dung thì mình không bàn vì nó thuộc vào giá trị của bản thân mỗi người. Anh có quyền khen chê và không phải nội dung không thoải mái thì cấm. Nhưng những người quản lý xã hội và nhiều người lo lắng cho con em mình sẽ có những suy nghĩ khác. Đó là tác động của các nhân vật nổi tiếng đến hành vi của trẻ em, những người cần được bảo hộ và hướng dẫn.


Tưởng cũng nên nhắc lại một hiệu ứng gọi là copycat suicide (tạm dịch: tự tử theo):

"Năm 1774, Johann Wolfgang von Goethe giới thiệu tới công chúng cuốn tiểu thuyết The Sorrows of Young Werther (Nỗi đau của chàng Werther). Tác phẩm này xoay quanh nỗi đau đớn và giày vò thường trực của chàng trai trẻ Werther khi không thể đến với người con gái mình yêu thương nhất Charlotte do nàng đã thuộc về một người đàn ông khác - Albert - người sau này cũng trở thành bạn của Werther. Sau rất nhiều dằn vặt, Werther quyết định rằng cách duy nhất để chấm dứt tình trạng tồi tệ này là một trong hai người - chàng hoặc Charlotte - phải chết. Chuyện tình ngang trái kết thúc sau khi Werther tự sát bằng khẩu súng của chính Albert.

Sẽ không có gì đáng nói nếu sau đó, tại Châu Âu không rộ lên thông tin cuốn tiểu thuyết của Goethe là nguyên nhân khiến một làn sóng người trẻ tự tìm đến cái chết. Trong số đó, nhiều nạn nhân được tìm thấy trong phục trang giống hệt miêu tả của Goethe về Werther, sau khi họ tự kết liễu đời mình bằng khẩu súng giống hệt như vũ khí của Albert. Một số thậm chí còn đặt cạnh mình cuốn tiểu thuyết đầy tai tiếng được mở sẵn tới đoạn Werther tự đoạt mạng chính mình. Hiện tượng kỳ lạ này sau đó nhà nghiên cứu xã hội David Philips đặt tên là hiệu ứng Werther, hay còn gọi là copycat suicide (tạm dịch: tự tử theo). "- Spirum

David quan sát và đưa ra bằng chứng rằng tỷ lệ các vụ tự tử tại Mỹ gia tăng đáng kể đặc biệt sau khi báo chí, truyền hình đưa tin về một vụ tự tử bất kỳ. Theo ông, truyền thông càng khai thác đề tài về tự vẫn nhiều thì làn sóng tự sát theo sau lại càng mạnh. Nhận định này càng được củng cố với các nghiên cứu của Etzersdorfer và các cộng sự xác nhận có mối liên hệ chặt chẽ giữa số lượng báo phát hành và số vụ tự tử theo được ghi nhận tại các địa phương.

Tỉ lệ tự tử ở Hàn Quốc tăng 162.3% trong vòng 3 tuần sau sự ra đi của nữ diễn viên Hàn Quốc Choi Jin-sil.

Theo David, thông tin về các vụ tự tử khiến những người có ý định trước đó cảm thấy bản thân có thêm lý do để thực sự hành động. Con người có xu hướng thực hiện các hành vi nguy hiểm nếu thấy người khác thực hiện trước. Sự đồng cảm khiến những người vốn dĩ đang gặp bế tắc cảm thấy cái chết như một lựa chọn khả dĩ có thể giải thoát họ.

Vậy là, thay vì tìm kiếm nơi chia sẻ câu chuyện, vượt qua khủng hoảng, họ lựa chọn buông xuôi giống hệt như những gì được miêu tả trên phương tiện truyền thông.

Và như thế, một người của công chúng buộc phải thận trọng khi đưa ra những gợi ý hay những nội dung có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hành vi của thanh thiếu niên.

Nhiều người có ý so sánh các clip với những bài học kiểu Tấm Cám nhưng thực ra khi đọc Tấm Cám sẽ không khiến các bạn trẻ cầm dao để giết mẹ kế bằng những ám ảnh của các hành vi nhảy lầu gợi ý. Đó là khác biệt đáng kể.

Rồi có bạn lập luận rằng clip này cũng chưa gây ra vụ tự tử nào. Tuy nhiên, nhà quản lý có quyền lo sợ cho hàng triệu fan cuồng của Sơn Tùng, nhất là các em có biểu hiện trầm cảm hay bế tắc.

Tất nhiên cũng không phải nhảy lầu hay các clip tiêu cực đều có hiệu ứng Werther. Một hiệu ứng khác được gọi là Papageno. Bằng cách tiếp xúc với các mô hình hành vi và ví dụ về những người ban đầu có ý định tự kết liễu đời mình, nhưng cuối cùng họ đã từ bỏ ý tưởng này và vượt qua khủng hoảng, đau khổ hoặc những khó khăn gây ra cho họ người xem tác dụng phòng ngừa tự tử .

Điều này cũng xảy ra khi, mặc dù chưa có ý định tự tử, nhưng người ta nhận thấy rằng một người phải chịu đựng những khó khăn lớn trong cuộc sống hoặc những sự kiện đau thương tương tự như chính họ đã xoay sở để vượt lên và đối mặt với tình huống thành công và theo hướng tích cực.

Và với tư cách của những người quản lý xã hội và của những người nổi tiếng, họ buộc phải có trách nhiệm hơn về các sáng tạo nội dung của mình.

from fb Đào Trung Thành,

2 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc