Hà Ô Lôi là ai?

shared from fb Phương Nguyễn,
-----
Chắc chắn có nhiều người từng đọc Chuyện Hà Ô Lôi trong Lĩnh Nam Chích Quái và thấy nhân vật này quá ư quái dị. Hà Ô Lôi có năng lực quyến rũ phụ nữ nhà lành, nhất là các phụ nữ lá ngọc cành vàng trâm anh thế phiệt sống biệt lập trong gác tía lầu son. Quyến rũ ở đây không chỉ là đi flirting thả thính vuốt má vỗ mông mà là seduce rồi đè ra chén luôn, thậm chí chén đi chén lại từ tối đến sáng làm con người ta mê tơi rã hết cả rời.


So sánh với Trương Chi. Anh Trương Chi này không rõ xuất thân, làm nghề chài lưới, có giọng hát làm say đắm lòng người nhưng chấp nhận thân phận cửa dưới và dung nhan xấu xí, dẫn đến mối tình bi kịch: “Mối tình mang xuống tuyền đài chưa tan.”

Còn Hà Ô Lôi là con trai của một vị dâm thần (thành hoàng làng Ma La), giao hợp với vợ một vị quan to bằng cách đi vào giấc mộng của bà này (như nam thần Incubus trong thần thoại châu Âu thời trung cổ chuyên đi vào giấc ngủ của phụ nữ mà làm trò dâm loạn).

Mẹ Hà Ô Lôi lúc đầu bị ông chồng là quan to kia vu là chửa hoang, bị hạ ngục, nhưng vua cứu ra: “vợ của ngươi, con là của thần”.

Hà Ô Lôi được vua sủng ái. Hà Ô Lôi có biệt tài mà như ngày nay gọi là biết làm thơ và ngâm thơ (dù mù chữ), có ngoại hình dâm dục (da đen bóng nhẫy), có năng lực tình dục vô biên, và hát thơ rất rất hay. Lại còn nhiều mưu mẹo, sẵn sàng chơi mưu hèn kế bẩn. Kết cục Hà Ô Lôi chết thảm, nhưng chấp nhận cái chết của mình, lại còn khẳng khái đọc bài thơ nôm ý tứ rất thực dụng trước khi chết (như Nguyễn Văn Trỗi ở pháp trường): “Sinh tử do trời sá quản bao. Nam nhi miễn được tiếng anh hào. Thác bề thanh sắc nên là thác. Chết đằng nào nên cơm cháo nào!”

Từ lâu rồi tôi cứ đoán Hà Ô Lôi là người gốc Chàm. Vì chuyện xảy ra thời Trần, ở làng Ma La ngoại thành Thăng Long (tức Xuân La, Từ Liêm/Chèm) là nơi quân Trần nhốt nhiều tù binh Chàm (vốn là các chiến binh giỏi nhất mà bị bắt). Khu quanh hồ Tây này hồi đó cũng nhiều dâm từ, thờ các dâm thần, sau này bị cải biến thành chùa Phật.

Nhưng hôm qua tình cờ đọc lại một bài cũ cách đây hơn 10 năm tên là Tỳ Sa Môn Thiên Vương (Vaisravana), Sóc Thiên Vương và Phù Đổng Thiên Vương trong Tôn Giáo Viêt Nam thời Trung Cổ của tác giả Như Hạnh thì tôi nghĩ có thể Hà Ô Lôi còn có trait từ xa và xưa hơn nữa: Ấn cổ.

Bài viết “Tỳ Sa Môn Sóc Thiên Vương” đại khái nói vị thần bảo hộ phương bắc Vaisravana (Tỳ Sa Môn) được Khuông Việt Thiền Sư đua vào thờ cúng ở triều đình nhà Đinh và sau này là nhà Lê Hoàn (dựa vào hình dáng và vai trò của vị thần này là thống lĩnh đám quỷ yakkha mà ở VN quen với tên gọi quỷ dạ xoa). Khi Lê Hoàn đánh Tống thì vị thần này trỗi dậy trợ giúp đánh Tống. Dần dần qua thời gian vị Tỳ Sa Môn Ấn Độ này bản địa hóa thành Sóc Thiên Vương và cuối cùng là thành Đổng Thiên Vương và là ông Gióng.

Chuyện Hà Ô Lôi xuất hiện khoảng thế kỷ 13-15 (nhà Trần) và có lẽ được hoàn thiện dần cho đến phiên bản Vũ Quỳnh, Kiều Phú thời Lê sơ. So với chuyện cổ dân gian thì nó có tình tiết lớp lang rắc rối hơn, có thắt mở nút quyến rũ hơn nhiều. Bối cảnh của câu chuyện là thời kỳ (nhà Trần) Phật giáo (Bắc Tông) và Nho giáo bắt đầu chi phối chính trị xã hội thượng tầng. Ở tầng dưới, người Việt cổ vốn hồn nhiên và phóng túng trong sinh hoạt tình dục và thờ cúng, nên họ có những tư tưởng phản kháng lại Phật giáo và Nho giáo khắt khe về tình dục (và cả việc coi trọng khoa bảng) từ đó sinh ra Hà Ô Lôi.

Hà Ô Lôi gốc gác từ một vị dâm thần làng Chàm (văn hóa Ấn), vô học (không khoa bảng) nhưng rất có tài (vua yêu hơn cả mấy ông quan học giỏi). Hà Ô Lôi được một vị cụ già tên là Lã Động Tân (hàm ý đạo sỹ) truyền cho năng lực hát thơ bằng cách nhổ nước bọt vào miệng (hàm ý Đạo giáo nhường chỗ cho Nho giáo và Phật giáo ở bề mặt xã hội nhưng vẫn còn ngầm chảy trong dân gian.)

Do là con của vị thần, được vua đặt tên, nhưng vì vua “không biết họ của thần” nên vua lấy họ Hà đặt tên là Ô Lôi. Họ Hà, có thể là ngầm chỉ vị dâm thần Hindu là Kamadeva (có nghĩa là thần tình yêu, xác thịt), vị thần này có nhiều tên, ví dụ Kama (nghĩa là ham muốn), hoặc Krishna (nghĩa là Đen, Tối, hoặc Lôi cuốn, tương thích với hai chữ Ô Lôi).

Alexander Barton Woodside viết rằng Việt Nam là vùng đất mà hai nền văn minh Ấn và Hán tranh chấp nhau, mà về lâu dài thì văn minh Hán chiến thắng vì nó có ý hệ phương pháp cai trị vượt trội hơn. Cho nên sau mỗi lần thắng ngoại xâm hoặc nội chiến thì chính quyền trung ương của Việt Nam lại có xu hướng Hán hóa thêm một cấp độ nữa cả về chính trị, tư tưởng và đường lối cai trị. Nhưng chắc ông học giả cây đa cây đề về Việt Nam này không nghĩ đến tranh chấp Ấn – Hán lại có một phiên bản Hà Ô Lôi của dân gian ở ngay bên rìa Thăng Long như vậy. (Chưa kể nó rất hàm ý, và giàu biểu tượng, ở chỗ chồng Tàu (Sĩ Doanh), vợ Việt, mà con là con với một vị thần phương Nam, tức là người Chàm).

Nhưng cuối cùng, đứa con trai lai Việt-Ấn/Chàm ấy vẫn bị bọn Nho gia (quan to) cho vào cối giã đến chết. Phải cho vào cối giã mới chết, cũng thể hiện sức sống mạnh mẽ của dòng chảy Đạo giáo và Phật giáo/ Ấn giáo trong văn hóa dân gian Bắc Bộ và có lẽ cũng từng có những đợt đàn áp dã man của triều đình để cải cách văn hóa và tín ngưỡng. Thời kỳ các phiên bản Vũ Quỳnh, Kiều Phú ra đời thì cũng là quãng nhà Lê (sau khi thắng quân Minh) đang Nho hóa mạnh mẽ.

Nghe nói đạo liên sàng yêu cầu thành viên mới phải đọc thuộc lòng chuyện Hà Ô Lôi rồi mới xét đơn gia nhập. Mọi người có thể search Lĩnh Nam Chích Quái, chuyện Hà Ô Lôi, sẽ ra bản đầy đủ, đọc kỹ trước khi đi thi.

Bài trước: Chỉ cần sống vui
Tags: 5xu

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc