Kiến trúc truyền thống Nhật Bản: Chidorihafu và Karahafu

Nếu bạn là sinh viên ngành kiến trúc hay có chút đam mê về môn nghệ thuật này và muốn biết nơi để xem kiến trúc truyền thống Nhật Bản, langdu xin giới thiệu với bạn bức ảnh được chụp tại đền Taishakuten ở Shibamata, phường Katsushika đông bắc Tokyo bên dưới.

Ở đây, hai yếu tố kiến ​​trúc truyền thống được kết hợp hài hòa: phần trên của mái nhà, hình tam giác, được gọi là chidorihafu (có thể được dịch theo nghĩa đen là 'đầu hồi chim choi choi' - 'plover gable') và hoàn toàn mang yếu tố thẩm mỹ đơn thuần. Còn phần dưới, với hình dạng cồn sóng ở phía trên, được gọi là karahafu, (kara có nghĩa là 'cao quý' hay 'tao nhã'), thường được gắn thêm vào tên các đồ vật trang nghiêm hay tinh xảo mà không phân biệt nguồn gốc. Karahafu là một yếu tố kiến ​​trúc được phát minh tại Nhật Bản trong thời kỳ Heian, được thể hiện trong các bức tranh cuộn để trang trí cổng, hành lang hay kiệu (palanquins). Miêu tả đầu tiên về karahafu được biết đến đã xuất hiện trên một ngôi đền thu nhỏ (zushi) tại đền Shōryoin ở Hōryū-ji, cố đô Nara.
Taishakuten Temple, Shibamata, 03 Sep 2009, 11:21 AM.

Các karahafu và phong cách xây dựng của nó (karahafu-zukuri) ngày càng trở nên phổ biến trong thời kì Kamakura và Muromachi, khi Nhật Bản chứng kiến ​​một làn sóng mới những ảnh hưởng từ lục địa châu Á. Trong suốt thời kì Kamakura, Thiền Phật giáo (Zen Buddhism) được truyền bá sang Nhật Bản và các karahafu đã được sử dụng trong nhiều đền Zen.

Ban đầu, karahafu chỉ được sử dụng trong các đền thờ và các cổng quý tộc, nhưng bắt đầu từ thời kì Azuchi-Momoyama, karahafu đã trở thành một yếu tố kiến ​​trúc quan trọng trong việc xây dựng các biệt thự và lâu đài của lãnh chúa (daimyo). Cửa ngõ của lãnh chúa với một mái karahafu được dành riêng cho các tướng quân (shogun) trong chuyến thăm danh dự (onari) của ông ta, hoặc dành cho việc đón tiếp hoàng đế tại các cơ sở Mạc phủ.

Các cổng với một mái karahafu, gọi là karamon (mon có nghĩa là 'cổng'), đã trở thành cách để thể hiện uy tín của một tòa nhà và có chức năng như một biểu tượng của cả kiến ​​trúc tôn giáo lẫn thế tục. Trong thời kì Mạc phủ Tokugawa, các cổng karamon là một biểu tượng chính quyền quyền lực được thể hiện trong kiến ​​trúc.

Sơn Phạm
Wikipedia English


Nhà khách Ryuten - phong cách kiến trúc hiếm có
Nét cổ kính, trầm mặc của cố đô Nara, Nhật Bản
Nara - Todaiji Temple, Tượng Phật ngồi bằng gỗ lớn nhất Nhật Bản
Tags: japan

1 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc